Biểu tượng tôn giáo Ngôi sao năm cánh

Cơ Đốc giáo

Ngôi sao năm cánh trong Cơ Đốc giáo được sử dụng như một biểu tượng của năm giác quan,[9] và nếu những chữ cái S, A, L, V và S được ghi vào các đỉnh, nó có thể trở thành biểu tượng của sức khoẻ (theo tiếng Latinh là Salus)

Giáo dân thời Trung Cổ tin rằng đó là biểu tượng năm vết thương của Chúa Jesus. Họ tin rằng ngôi sao này có thể chống lại phù thủy và quỷ dữ[10].

Ngôi sao năm cánh được khắc hoạ trong những câu chuyện thơ cổ về Vua Arthur: nó xuất hiện trên cái khiên của Ngài Gawain trong bài thơ thế kỷ 14 Ngài Gawain và Hiệp sĩ xanh. Nhà thơ giải thích, năm đỉnh ngôi sao có năm ý nghĩa: năm giác quan, năm ngón tay, năm vết thương của Chúa Giê-su,[11] và năm niềm vui của Mẹ Maria khi sinh Giê-su (Truyền tin, Giáng sinh, Phục sinh, Chúa Giê-su lên trờiMông Triệu)), và là năm phẩm chất của tinh thần Hiệp sĩ theo Gawain: sự hào phóng quý tộc, tinh thần đoàn kết, sự trong sạch thuần khiết, tác phong nhã nhặn, và lòng trác ẩn.

Tuy nhiên, hầu hết Giáo dân đều hiểu sai biểu tượng này được sử dụng trong những nghi lễ ma thuật, có liên quan tới sự thờ cúng quỷ Satan và sau đó đã loại đi biểu tượng trong thế kỷ 20[10].

Giáo hội Mặc môn

Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô sử dụng ngôi sao năm cánh với năm đỉnh trong kiến trúc của các thánh đường, cụ thể là Thánh đường Nauvoo Illinois[12]Thánh đường Salt Lake. Những biểu tượng này bắt nguồn từ ngôi Sao Mai truyền thống mà hiện giờ không còn được sử dụng rộng rãi trong Cơ Đốc giáo[13].

Do Thái giáo

Ngôi sao David

Ngôi sao năm cánh là dấu niêm phong chính thức của thành phố Jerusalem trong một thời gian[10]. Do sự giống nhau về hình ngôi sao, nó thường bị nhầm lẫn với biểu tượng Ngôi sao David.

Tân Ngoại giáo

Rất nhiều người Tân ngoại giáo, đặc biệt là người Wiccan, sử dụng ngôi sao năm cánh như một biểu tượng của lòng tin, cũng giống như biểu tượng thánh giá của Người Công giáo hay Ngôi sao David của người Do Thái.Tuy nhiên, nó không phải là biểu tượng toàn cầu của Chủ nghĩa Tân ngoại giáo, và hiếm khi được những người theo chủ nghĩa Đa thần giáo sử dụng. Tình biểu tượng tôn giáo của nó thường được giải thích bằng sự ám chỉ đến cách hiểu của những người theo học thuyết Pythagoras rằng 5 đỉnh của ngôi sao năm cánh tượng trưng cho bốn yếu tố và thêm vào đó là tính linh thiêng,chất thần thánh ở đỉnh trên cùng. Như một sự tượng trưng cho các yếu tố, ngôi sao năm cánh thường được sử dụng trong các nghi lễ triệu hồi linh hồn các yếu tố đó của người Wiccan.

Vòng tròn bên ngoài ngôi sao năm cánh thình thoảng được hiểu như là sự liên kết các yêú tố lại với nhau hay dẫn chúng đến sự hòa hợp. Ngôi sao của người Tân ngoại giáo nhìn chung là hình ngôi sao đúng chiều, do ngôi sao năm cánh ngược mang hình chiếc đầu dê, có liên quan tới sự tôn thờ quỷ Satan.

Do sự liên quan tới Chủ nghĩa Satan và cũng do những nhận thức thành kiến trái chiều của xã hội đối với chủ nghĩa Tân ngoại giáo cùng với "tính chất huyền bí", nhiều trường học của Mỹ đã nỗ lực ngăn chặn học sinh trưng ra hình này trên quần áo hay đồ trang sức[14][15]. Trong trường công, những động thái như vậy của giới cầm quyền đã xác định sự xúc phạm những học sinh trong quyền tự do tín ngưỡng theo điều luật sửa đổi của Hiến pháp Hoa Kỳ [16].

Chủ nghĩa Satan

Con dấu của dòng Baphomet được sử dụng như con dấu chính thức của Giáo hội Satan

Những người thờ cúng quỷ Satan sử dụng ngôi sao năm cánh với hai đỉnh hướng lên trên, đôi khi được bao quanh bởi hai vòng tròn, cùng với chiếc đầu dê bên trong. Điều này dựa theo con dấu của Baphomet. Họ sử dụng nó nhiều theo học thuyết Pythagoras, như là Tartarus trong thuật ngữ Cơ Đốc giáo là "Pit"(Hố) hay "Void"(Rỗng) (từ được sử dụng trong Kinh thánh, là nơi những thiên thần sa ngã bị giam cầm). Những chữ cái Hy Lạp theo học thuyết Pythagoras được đặt lại thành những chữ cái [Do Thái] cổ לויתן tạo nên cái tên Leviathan (Thuỷ quái trong Kinh thánh). Rất ít những người theo Chủ nghĩa Satan LaVeyan bí truyền sử dụng nó như là một biểu tượng của sự nổi loạn hay sự đồng nhất tôn giáo, ba đỉnh phía dưới tượng trưng cho sự loại bỏ Chúa Ba ngôi.

Học thuyết Thelema

Aleister Crowley cũng đã sử dụng ngôi sao năm cánh trong hệ thống Thelema về magick: một ngôi sao ngược tượng trưng cho sự sa doạ của tinh thần so với vật chất, theo giải thích của Lon Milo DuQuette.[17] Crowley phủ nhận người bạn cũ của ông trong Thứ bậc Kín của Bình minh Vàng (tên tiếng Anh là Hermetic Order of the Golden Dawn), người đã theo Levi coi sự định hướng này là biểu tượng xấu xa và liên kết nó với sự thắng thế của vật chất so với tinh thần.

Tôn giáo Bahá'í

Một công trình chưa xác minh của Báb

Ngôi sao năm cánh là biểu tượng chính thức của tôn giáo Bahá'í[18]. Theo tôn giáo Bahá'í, ngôi sao năm cánh được biết đến như Haykal (tiếng Do Thái: "đền"), nó được thụ giáo và đưa vào bởi Báb. Báb và Bahá'u'lláh đã viết nhiều công trình về hình thức của ngôi sao năm cánh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngôi sao năm cánh http://freemasonry.bcy.ca/anti-masonry/pentagram.h... http://www.post-gazette.com/magazine/20000927witch... http://www.symbols.com/encyclopedia/27/2721.html http://mathworld.wolfram.com/Pentagram.html/ http://users.marshall.edu/~brown/nauvoo/nt-parent.... http://users.marshall.edu/~brown/nauvoo/symbols.ht... http://jwilson.coe.uga.edu/emt669/Student.Folders/... http://www.cs.utk.edu/~mclennan/BA/PP.html/Ng%C3%B... http://flagspot.net/flags/ma.html http://symboldictionary.net/?p=378